8/11/11

Posted by Xmen on 00:11 | No comments

Câu chuyện Huyền Trân - Phần một
Tháng 9 năm 1307, trên núi Yên Tử, Thượng hoàng Trần Nhân Tôn của nước Đại Việt được tin vua của nước Chiêm Thành là Chế Mân đã qua đời. Khi biết tin này, ngài bồn chồn lo lắng cho người con gái yêu của mình là Công chúa Huyền Trân. Ngài biết rằng theo phong tục của người Chiêm Thành, khi vị vua của họ chết, các vị đương kim hoàng hậu cùng cung phi đều phải bị giết chết theo vị vua vừa bị chết. Mặc dù đang tu hành trên núi Yên Tử, tâm thần của ngài lúc nào cũng bất định không còn bình tĩnh để đi hành thiền như mọi ngày nữa.
Ngài tự trách mình, năm xưa vì muốn giữ gìn hòa bình ở biên giới phía Nam và mở rộng bờ cõi của nước Đại Việt, mà ngài đã gả con gái yêu quí của mình cho vua Chế Mân của nước Chiêm Thành. Để tạ ân sâu này, vua Chế Mân đã dâng hai Châu, Ô và Lý, làm quà sính lễ.
Công chúa Huyền Trân, mặc dù không muốn xa nhà để về làm hoàng hậu của một nước mà lúc bấy giờ đối với Đại Việt vẫn được xem là một mọi rợ, nhưng đã vì đất nước và con dân của nước Đại Việt, mà đành hy sinh thân mình, cùng một người hầu gái thân cận gạt nước mắt xuống phía nam làm vợ vua Chế Mân.
Sau nhiều ngày suy nghĩ, Thượng Hoàng gởi một phong thư ngắn về thành Thăng Long cho Vua Trần Anh Tôn với một dòng chữ ngắn ngủi “Con hãy tìm cách cứu em”.
Được lịnh cha, vua Trần Anh Tôn liền phái ngay một vị tướng tuổi trẻ mà tài ba của mình là tướng Trần Khắc Chung manh danh phúng điếu sang Chiêm Thành để tìm cách cứu Công chúa Huyền Trân về nước.
Từ Thăng Long sang thành Đồ Bàn, Tướng Trần Khắc Chung dùng thuyền đi phải mất 7 ngày mới tới nơi. Lúc tới nơi chỉ còn ba ngày để làm lễ chôn cất cho vua Chế Mân.
Sau khi triều kiến bá quan của triều đình Chiêm Thành. Họ liền giữ ngay phái đoàn của nước Đại Việt trong nhà khách và có quan quân canh gác cẩn mật vì sợ phái đoàn có ý cứu Công chúa Huyền Trân.
Đến nơi nước người, lạ nước lạ cái, tướng Trần Khắc Chung nghĩ mải cũng không tìm được cách nào để mà giải thoát cho người Công chúa của mình. Cuối cùng chàng ta chỉ còn biết cách là đòi gặp cho được Công chúa để nhận tội bất tài của mình và nhắn lời yêu thương của hoàng gia gởi gắm.
Với ý đó tướng Trần Khắc Chung trách tội lễ quan của nước Chiêm Thành không tôn trọng phái đoàn Đại Việt vì không cho nhắn lời của vua nước Đại Việt cho Công chúa trước khi nàng bị đem ra tế đài. Để tránh xung đột, cuối cùng lễ quan của nước Chiêm Thành cũng đồng ý cho duy nhất một mình tướng Trần Khắc Chung được gặp mặt Công chúa.
Biết rằng để phái đoàn tùy tùng ở lại nhà khách cũng không làm gì được, tướng Trần Khắc Chung liền phái đoàn tùy tùng hãy trở về thuyền, phô trương thanh thế ở thuyền đó rồi bí mật chuẩn bị chiếm một thuyền khác và sẵn sàng đợi lịnh của chàng.
Sau khi phân phó xong, chàng hiên ngang một mình một ngựa đi vào cấm cung của triều đình Chiêm Thành. Ở mọi nơi mọi nghách đều được canh phòng cẩn thận. Từ cổng cấm thành đến Tây Cung, nơi Công chúa đang ở, là một vườn hoa đào rộng lớn. Hai bên đường đi mặc dù không có ai, nhưng các tường thành bao bọc đều có đầy dãy lính gác đứng canh.
Một mình một ngựa, tướng Trần Khắc chung ung dung thúc ngựa đi vào. Tới cửa Đông cung, một cô tỳ nữ ra đón chào, rồi dẫn chàng vào chính đường đứng đợi Công chúa.
Khi tới đứng ngay giữa chính đường, chàng chấp hai tay lại nâng ngang mày rồi cúi đầu đướng đợi. Trước chàng 3 thước là một cái đài cao ngang đầu của chàng. Trên đó là một chiếc ghế to bao bọc bằng vải nhung. Sau ghế là màng cửa, che lối vào hậu điện. Chung quanh căn điện là các nàng tỳ nữ đứng canh.
Chỉ một lúc sau thì chàng đã nghe được tiếng sột soạt ở trên đài cao rồi một giọng nói nhẹ nhàng của thành Thăng Long được cất lên giữa cung điện của hoàng cung Chiêm Thành.
- Thiếp xin được chào tướng quân. Xin tướng quân hãy miển lễ
Khi nghe được tiếng Việt giữa đất người xa lạ mà lại là giọng nói ngọt ngào kiêu sa của kinh thành Thăng Long, tướng quân Trần Khắc Chung cảm thấy ấm áp trong lòng. Kính cẩn chàng cúi đầu xuống xá Công chúa một xá rồi từ từ ngẩn đầu lên. Khi đôi mắt vừa chạm được khuôn mặt của Công chúa, chàng bàng hoàng qụy xuống.
Không phải chàng qụy xuống để chào mà vì sắc đẹp của Công chúa làm các khủy tay chân của chàng hoàn toàn bủn rủn không đứng dậy được. Công chúa mặc một áo màu vàng khá rộng cắt ngang bụng. Phía dưới lại là một chiếc váy may chật, cũng màu vàng bó sát vào bộ mông tròn trịa và đôi chân dài thuôn thuột của nàng. Nàng đang ngồi thẳng người trên ghế. Mắt nhìn đắm đuối vào đôi mắt say mê của chàng tướng quân oai phong đang qùi dưới bệ ngồi của nàng.
Từ dưới chàng say mê nhìn lên khuôn mặt nhỏ nhắn kiêu sa của cô Công chúa nước Đại Việt. Tóc nàng được cắt ngắn và chải thẳng xuống, chỉ ngang theo khuôn mặt để lộ nguyên một ngấn cổ dài trắng trẻo và đầy đặn. Trên đó là một băng dây chuyền bằng vàng ôm gọn theo ngấn cổ phía dưới.
Tướng quân quên hẳn rằng mình đang ở trong đại điện của vua Chiêm Thành. Chàng đắm đuối nhìn lên, mang theo cả tâm hồn của mình mà hôn lên trên đôi mắt to tròn của nàng. Chàng muốn ngốn nghiến lên trên chiếc mũi thẳng đó rồi mơn trớn trên đôi môi đầy đặn khiêu gợi phía dưới. Tuy thân mình của chàng đang ở dưới bục. Đôi mắt của chàng đã bay lên trên ngấn cổ của cô Công chúa mà hít hà mùi vị đàn bà từ làn da trắng bóc của Công chúa. Tâm hồn của tướng quân đã ngây ngất như say.
Từ trên cao Công chúa hạnh phúc nhận lấy tình cảm từ chàng trai hào hùng của đất Việt. Nàng để cho chàng một thời gian để ngắm rồi nhẹ nhàng hỏi chàng về tình hình gia đình tại Đại Việt. Chàng chỉ biết như máy mà trả lời, đôi mắt không lúc nào rời khỏi khuôn mặt kiều diễm của Công chúa. Nói chuyện được một lát, nàng chuyển sang dùng đặc âm của vùng Thiên Trường, nơi phát xuất của dòng họ nhà Trần.
- Xin chàng đừng ngạc nhiên khi thiếp nói giọng Thiên Trường nhé. Cô gái đứng sau thiếp được lịnh của hoàng gia Chiêm Thành để theo dõi những gì thiếp nói. Cô ta chỉ quen nghe giọng Thanh Hoá thôi, cho nên thiếp có thể nói chuyện kiểu này để tránh cho cô ta biết được những điều thiếp sắp kể cho chàng nghe đây. Thiếp mong chàng có thể cứu được thiếp. Thiếp nguyện sẽ đem hết tất cả tính mạng của thiếp để trao cho chàng.
Cảm kích vì được người Công chúa tin tưởng. Tướng quân hăng hái trả lời :
- Xin Công chúa hãy an tâm. Thần xin nguyện đem hết khả năng của mình ra để phục vụ Công chúa. Thần chỉ trở về Đại Việt khi có Công chúa đi cùng. Nếu không thần xin chết tại đây để đền ơn nước.
Trong mắt Công chúa ánh lên một niềm lạc quan và phấn khởi, Công chúa nói tiếp bằng một giọng đều đều như thăm hỏi để đánh lạc hướng của cô gái đứng sau lưng.
- Thiếp xin kể cho chàng biết những gì sẽ xảy ra. Hy vọng chàng theo những tin tức này mà liệu kế hành động. Hai hôm sau sẽ là ngày đám tang của vua Chế Mân. Sau khi chôn cất ngài rồi thì thiếp và các vị cung phi sẽ được cho uống thuốc độc trước khi hỏa tán theo thi thể của vua Chế Mân. Trước đó một ngày, thiếp và các cung phi phải bị cô lập mỗi người trong một hang động nhỏ gần tế đài để tịnh tâm. Thiếp sẽ vào hang đá được trang hoàng lộng lẫy nhất. Trước khi tịnh tâm các cung phi và thiếp đều không được ăn uống gì hết và phải tắm rửa tinh kiết để chuẩn bị cho buổi lễ ngày hôm sau. Lúc nào chung quanh thiếp cũng có người canh giữ cho đến lúc thiếp bước vào lễ tịnh tâm. Lúc đó trong hang đá sẽ chỉ có một mình thiếp mà thôi, tuy nhiên trước hang động sẽ được canh giữ cẩn mật bởi một đoàn cấm cung tinh nhuệ của nước Chiêm Thành.
Ngừng một lát, nàng hơi có vẻ ngập ngừng. Hai tay xoắn vào nhau như phân vân. Hít mạnh một hơi dài vào phổi rồi nàng nói tiếp :
- Thiếp biết chàng mới từ bên Đại Việt sang đây cho nên không biết được đường đi trong cấm thành này. Vì lúc nào cũng có người canh gác cho nên thiếp không biết làm cách nào để đưa cho chàng một tấm bản đồ. Tuy nhiên, thiếp đã bạo gan dùng son để vẽ một bản đồ đơn sơ trên da bụng của thiếp. Hôm nay thiếp cố ý không mặc áo lót gì hết và lại mặt áo rộng ở ngoài để tướng quân có thể đứng dưới mà nhìn lên được. Mong tướng quân hãy ráng nhìn và nhớ cho kỹ nhìn gì chàng sẽ thấy trên da bụng của thiếp.
Nói xong nàng từ từ đứng dậy rồi bước tới một bước đằng trước. Ở bên dưới chàng chắp tay lại rồi từ từ đứng lên và cũng bước một bước về phía đài cao. Có lẽ Công chúa đã sắp đặt trước, phía dưới chân Công chúa là những mảnh áo giáp bằng đồng được đánh bóng loáng, để chênh chếch đang phản chiếu ánh sáng của đèn cầy và mặt trời ở ngoài chiếu lên trên. Những tia sáng phản chiếu này đang len lỏi ở phía dưới của tà áo rộng và soi sáng rõ ràng là da bụng mịn màng trắng gợi cảm của nàng Công chúa đất Việt.
Trước cảnh này, chàng tướng quân cảm thấy bủn rủn chân tay lần nữa. Từ trước đến nay, chuyên xông pha ra chiến trận, chàng chỉ thấy máu và gươm giáo chứ chưa từng được trông thấy một toà thiên thiên gợi cảm đang trình bày lộ liễu trước cặp mắt của chàng như vậy.
Từ dưới nhìn lên, chàng trông thấy rõ hai bầu nhũ hoa to và căng tròn đang phập phồng lên xuống theo nhịp thở hổn hển của nàng Công chúa. Bên dưới vú trái của Công chúa, chàng thấy mờ mờ hai chữ “lễ đài” được vẽ mờ lên trên một hình xâm một trái tim đang nhỏ máu. Bên vú phải có một chữ một là “Đông”. Một đường vẽ mờ mờ chạy dài từ giữa hai bầu vú bầu bĩnh đi dọc xuống phía bụng trên rồi cắt ngang ngay giữa bụng đi về hướng phải của cái eo thon nhỏ của nàng. Ở chỗ đường vẽ cắt ngang, chàng thấy có một hình vẽ hoa đào đỏ nét. Trên hình cánh hoa là hàng chữ mờ “Đào viên”. Dưới hình hoa, trên làn da mềm mại, trắng bóc là một mũi tên chỉ ngay vào lỗ rún sâu thăm thẳm của nàng. Ở cuối mũi tên là hai chữ “Đông Cung”.
Mặc dầu chàng đã hiểu ý, nhưng vẫn quyến luyến, không muốn rời mắt khỏi vùng bụng đầy quyến rũ này. Nhưng xung quanh, không gian đầy sát khí, trách nhiệm cứu Công chúa còn văng vẳng trong tim. Cực chẳng đã, chàng đành phải ngửng đầu nhìn lên vào ánh mắt của Công chúa.
Biết chàng đã hiểu ý, Công chúa gật nhẹ đầu một cái rồi tha thướt quay người đi vào cửa sau chiếc ghế ngồi để vào hậu điện, để lại một niềm tiếc nuối khôn nguôi nơi người tướng trẻ của đất Việt.
Sau khi Công chúa khuất bóng dáng sau tấm màn Tướng Trần Khắc Chung biết rằng đã đến lúc chàng cũng phải đi. Chàng chấp tay lên, chào các tỳ nữ đứng chung quanh điện rồi bước mình ra cửa. Nơi cửa, ngựa của chàng đã đứng đó chờ sẵn. Chàng ung dung leo lên rồi gò ngựa chầm chậm đi ra phía cổng thành.
Đi theo chàng không có ai theo hộ tống. Nhưng từ trên tường thành, cấm quân của Chiêm Thành đang quan sát chàng một cách cẩn mật. Từ trên cao nhìn xuống, các cấm quân thấy người và ngựa của tướng Đại Việt vẫn đi từ từ qua vườn đào. Qua một lùm cây rậm rạp, người và ngựa của tướng Đại Việt mất dạng một lúc khá lâu. Hơi nóng lòng, các cấm quân định cho người xuống kiểm soát thì họ lại thấy được bóng dáng của chàng tiếp tục ung dung đi về hướng cổng thành.
Từ xa, cấm quân giữ cửa đã đợi chàng khá lâu. Ngoài cửa là một đội vệ binh đang chờ chàng ra để hộ tống chàng về nhà khách. Lúc người và ngựa đến gần cổng cấm thành thì quân lính bắt đầu cảm thấy sinh nghi. Từ xa, họ vẫn thấy người và ngựa còn đó. Nhưng người thì thấy ngồi không được vững, cứ xiêu qua vẹo lại. Sinh nghi, cấm quân giữ thành liền chạy tới kiểm soát. Khi họ đã nhận rõ được người và ngựa thì họ liền hoảng hốt la lên báo động.
Trên lưng ngựa, lúc này chỉ còn lại bộ áo giáp được buộc lại bằng những mảnh vải xé ra từ một bộ áo quần. Chỉ trong vòng một thời gian ngắn, toàn thể cấm quân của kinh thành được lịnh báo động toàn diện. Họ chia người ra từng tốp nhỏ để lùng xục khắp nơi. Ngoài thành thì đội vệ quân cũng được lịnh bao vây và bắt giữ phái đoàn phúng điếu của nước Đại Việt. Tuy nhiên, khi tới nơi thì vệ binh cũng chỉ thấy một chiếc thuyền đầy cả dân ăn mày đang ăn uống cười giỡn phả phê, nhưng không hề thấy bóng dáng một người dân Việt nào cả.
Khắp kinh thành náo loạn vì sự lùng sục tìm kiếm của đoàn vệ binh. Tuy người kiếm thì khá đông nhưng tung tích của tướng Đại Việt cùng đoàn tùy tùng thì vẫn biệt tăm biệt tích.

Ngày hôm sau, tuy kinh thành Đồ Bàn vẫn nằm trong tình trạng báo động, lễ tịnh tâm dành cho hoàng hậu và cung phi của vị vua vừa chết vẫn được diễn ra theo sự sắp đặt từ trước.
Trước ngày tịnh tâm, hoàng hậu và các cung phi cùng nhau ăn uống một bữa ăn đầy đủ sơn hào mỹ vị. Sau đó thì các nàng đi ngủ dưới sự canh phòng cẩn mật của đội cấm quân được tăng cường thêm với đội thị vệ của các vương gia trong thành. Sáng ra, khi mặt trời vừa mọc thì các nàng theo chân các vị đạo sỉ ra tế đài làm lễ tế cáo trời đất. Đến đúng trưa thì buổi lễ hoàn mãn.
Công chúa Huyền Trân được sự nâng đỡ của một người tỳ nữ và sự hộ tống của một đoàn cấm cung đi về hướng hang đá, được trưng bày một cách trang trọng dành riêng cho hoàng hậu của nước Chiêm Thành. Trái lại trong hang đá thì lại hoàn toàn không có trang trí gì cả.
Trong hang, ở ngay giữa thì có một bồn tắm lớn chứa đầy sữa tươi trắng đục, dùng để cho Công chúa tắm rửa trước khi tịnh thân. Đối diện cửa hang là một bàn thờ bằng đá. Trên bàn thờ chỉ có hai ngọn đèn leo lắt và một hình tượng nửa người nửa voi. Dưới bàn thờ chỉ có một bồ đoàn nhỏ. Vào trong hang đá chỉ có một mình Công chúa Huyền trân và người tỳ nữ có nhiệm vụ giúp nàng tắm rửa.
Sau khi giúp Công chúa tắm rửa xong người tỳ nữ cũng phải rời hang đá chỉ để một mình Công chúa ở lại để tịnh tâm mà thôi. Lúc vào đến trong hang đá thì Công chúa Huyền Trân cảm thấy lo lắng và thất vọng. Nàng đã biết tin dũng tướng Trần Khắc Chung đã đột nhiên mất tích. Nhưng đến nay thì chàng còn sống hay là chết thì nàng cũng không được biết. Nàng chỉ còn lại một ngày duy nhất mà thôi. Ngày mai nàng sẽ bị ép uống thuốc độc để mà chết. Mà từ bây giờ cho đến lúc bị ép uống thuốc độc, nàng sẽ không được gặp mặt một ai. Làm sao mà nàng có thể kêu gọi kiếm người để cứu nàng bây giờ.
Ủ rủ nàng để cô tỳ nữ tự ý cởi bỏ xiêm y của nàng ra mà không để ý rằng nét xúc cảm đang hiện rõ trên đồi mắt của người tỳ nữ này. Cô này trước đây chỉ phục vụ ở ngoài phòng khách chứ không phải thân cận thường ngày với Công chúa. Hôm nay để tránh cho Công chúa có một sự giúp đỡ nào để trốn thoát, hoàng gia Chiêm Thành đã phái cô ta vào giúp cho Công chúa trong ngày cuối cùng. Nhưng cả hoàng gia Chiêm Thành và Công chúa đều không ngờ rằng nàng tỳ nữ này từ trước đến giờ lúc nào cũng ngưỡng mộ Công chúa với một tình cảm đặc biệt.
Hàng ngày, nàng chỉ biết ngắm dáng nét thướt tha của Công chúa từ xa mà mơ mộng chứ không bao giờ tưởng tượng được rằng hôm nay, nàng lại có dịp được tắm rửa cho Công chúa. Nàng hồi hộp quá, bóng hình hàng đêm nàng tưởng đến hiện nay đang đứng trước mặt nàng đây, đẹp lộng lẩy hơn, da thịt tươi mát trắng trẻo hơn, mùi thơm hương ngát quyến rũ hơn những gì mà nàng đã mơ mộng rất nhiều.
Hai tay run run, nàng từ từ cởi áo ngoài của Công chúa ra và say mê nhìn vào đôi cánh tay nõn nà của Công chúa. Hơi ngạc nhiên khi thấy một hình xâm của một con ốc sên nhỏ màu xanh nổi bật trên cánh tay trắng mỡ màng. Không nhịn được nàng đưa tay lên vuốt ve theo cánh tay dài mềm mại của Công chúa. Tưởng nàng ta thắc mắc về hình xâm con ốc sên, Công chúa cười buồn giải thích :
- Ta muốn nó nhắc nhở cho ta rằng làm việc gì cũng phải từ từ suy nghĩ cho kỹ trước khi quyết định một điều gì đó.
Xem tiếp phần 2

[top]

0 nhận xét:

Đăng nhận xét